Thực trạng sử dụng nền tảng số của công dân kỹ thuật số Công dân kỹ thuật số

Thực trạng sử dụng nền tảng số của công dân kỹ thuật số toàn cầu

Internet ngày càng phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người hiện nay. Tính đến tháng 4 năm 2020, số lượng công dân kỹ thuật số trên toàn cầu đạt gần 4,57 tỷ người, chiếm 59% dân số toàn cầu. Trung Quốc, Ấn ĐộHoa Kỳ đứng đầu về số lượng công dân số. Internet giúp kết nối hàng tỷ người trên toàn thế giới, internet là một yếu tố cốt lõi để phát triển xã hội hiện đại. Bắc Âu có 95% tổng dân số của khu vực truy cập internet, tỷ lệ đứng đầu trên toàn cầu. Các quốc gia có tỷ lệ thâm nhập internet cao nhất trên toàn thế giới là UAE, Đan MạchHàn Quốc. Mặt khác, Triều Tiên có tỷ lệ dân số thâm nhập internet thấp trên toàn thế giới.[11]

Tính đến năm 2019, thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình của công dân kỹ thuật số trên toàn thế giới lên tới 144 phút mỗi ngày, tỷ lệ sử dụng trên toàn cầu đạt 49%. Philippines là quốc gia có thời gian sử dụng mạng xã hội nhiều nhất với 233 phút/người/ngày và Đông Á là khu vực có tỷ lệ thâm nhập mạng xã hội 71%, đứng đầu bảng xếp hạng số lượng người sử dụng mạng xã hội trên toàn cầu.[12] Mọi người truy cập mạng xã hội vì nhiều lý do như tìm nội dung hài hước hoặc giải trí, chia sẻ ảnhvideo, nhưng chủ yếu là để giữ liên lạc với bạn bè.[13]

Mạng xã hội có tác động lớn và đáng kể đến không chỉ các hoạt động trực tuyến mà cả hành vi ngoại tuyến và cuộc sống nói chung. Trong cuộc khảo sát người dùng trực tuyến toàn cầu vào tháng 2 năm 2019, phần lớn những người được hỏi cho rằng mạng xã hội đã tăng khả năng tiếp cận thông tin, dễ dàng kết nối và tự do ngôn luận. Tuy nhiên, họ cũng cảm thấy rằng mạng xã hội đã làm giảm đi sự riêng tư của họ, tăng sự phân cực trong chính trị và tăng sự phiền nhiễu thông tin hàng ngày.[14]

Thực trạng tham gia nền tảng số của thanh thiếu niên

Internet đã ngày càng phổ biến trong cuộc sống của những người trẻ tuổi. Điều này đã gây ra một số lo ngại về việc sử dụng internet có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và sức khỏe của giới trẻ. Các trang web như MyspaceFacebook đã trở nên phổ biến với giới trẻ, đây là nơi họ tham gia và kết nối với những người khác trên internet. Một báo cáo cho thấy thanh thiếu niên dành tới chín giờ một ngày trên thế giới kỹ thuật số, với phần lớn thời gian đó dành cho các trang mạng xã hội và truy cập chủ yếu từ các thiết bị di động có sẵn khiến cho việc truy cập internet với những người trẻ tuổi càng dễ dàng hơn.[15]

Các phát hiện dưới đây về hành vi sử dụng internet của thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 13 đến 17 được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu Pew từ ngày 7 tháng 3 đến ngày 10 tháng 4 năm 2018.

Facebook không còn là mạng xã hội thanh thiếu niên sử dụng nhiều nhất

Hiện nay Facebook không còn là nền tảng trực tuyến được sử dụng nhiều nhất trong thanh thiếu niên. Thống kê cho thấy rằng thanh thiếu niên Hoa Kỳ sử dụng Facebook (51%) ít hơn so với các nền tảng khác như YouTube (85%), Instagram (72%) hoặc Snapchat (69%).

Thanh thiếu niên có nhiều quan điểm trái chiều về tác động của truyền thông xã hội đối với cuộc sống của họ

Thanh thiếu niên có nhiều quan điểm về tác động cuối cùng của những nền tảng này đối với họ. Một số lượng lớn thanh thiếu niên (45%) tin rằng mạng xã hội không có tác động tích cực cũng như tiêu cực. Trong khi đó, khoảng 31% nói rằng mạng xã hội đã có tác động chủ yếu tích cực như giúp họ giữ liên lạc, tương tác và kết nối với những người mới, truy cập dễ dàng tin tức và thông tin, kết nối với những người có chung sở thích, một công cụ giải trí tốt, cung cấp không gian để thể hiện bản thân hoặc cho phép thanh thiếu niên nhận được những hỗ trợ từ người khác hoặc tìm hiểu những điều mới trong cộng đồng.

Trong số 24% thanh thiếu niên cho rằng mạng xã hội có tác động tiêu cực đến cuộc sống của họ, lý do hàng đầu được nêu ra là: mạng xã hội đã dẫn đến nhiều vụ bắt nạt hơn và sự lan truyền nhanh chóng của tin đồn tiêu cực. Và 17% số người được hỏi cảm thấy các nền tảng này gây tổn hại đến các mối quan hệ và dẫn đến việc hạn chế tương tác với nhau của con người. Những chia sẻ tương tự cho rằng mạng xã hội mang đến cho thanh thiếu niên cái nhìn không thực tế về cuộc sống của người khác (15%) hoặc thanh thiếu niên dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội (14%). 12% khác chỉ trích mạng thông xã hội vì đã gây ảnh hưởng đến thanh thiếu niên khiến họ chịu áp lực bị so sánh với người khác và dẫn đến các vấn đề tâm lý.

Phần lớn thanh thiếu niên có quyền truy cập internet vào máy tính ở nhà hoặc điện thoại thông minh

Việc sở hữu điện thoại thông minh gần như phổ biến trong thanh thiếu niên, 95% thanh thiếu niên hiện nay cho biết họ có hoặc có quyền truy cập internet vào điện thoại thông minh. Trong khi 88% thanh thiếu niên cho rằng họ có quyền truy cập internet vào máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay ở nhà, quyền truy cập internet này cũng thay đổi rất nhiều theo mức thu nhập. Khoảng 96% thanh thiếu niên có quyền truy cập internet vào máy tính tại nhà từ các hộ gia đình có thu nhập hàng năm từ 75.000 đô la trở lên, nhưng tỷ lệ đó là khoảng 75% đối với những thanh thiếu niên đến từ các hộ gia đình kiếm được dưới 30.000 đô la một năm.

Khả năng truy cập máy tính của thanh thiếu niên cũng thay đổi theo trình độ học vấn của các bậc cha mẹ. Phần lớn thanh thiếu niên có cha mẹ có bằng cử nhân trở lên có quyền truy cập internet vào máy tính hơn (chiếm 94%) so với thanh thiếu niên có cha mẹ có bằng tốt nghiệp trung học trở xuống (chiếm 78%).

Tần suất sử dụng internet của thanh thiếu niên ngày càng tăng

Khoảng 45% thanh thiếu niên nói rằng họ sử dụng internet gần như liên tục, 44% khác nói rằng họ lên mạng nhiều lần trong ngày, nghĩa là khoảng chín trong mười thanh thiếu niên cho rằng họ lên mạng nhiều lần mỗi ngày.

Có một số khác biệt về tần suất sử dụng internet của thanh thiếu niên theo giới tính, cũng như chủng tộcsắc tộc. Khoảng 50% nữ thanh thiếu niên là người dùng trực tuyến liên tục, và tỷ lệ này là 39% đối với nam thanh thiếu niên.

Phần lớn cả nam và nữ thanh thiếu niên đều chơi trò chơi điện tử, nhưng phổ biến hơn đối với nam

Nhìn chung, 84% thanh thiếu niên nói rằng họ có quyền chơi trò chơi điện tử ở nhà và 90% cho biết họ chơi trên nhiều thiết bị: máy tính, bảng điều khiển trò chơi hoặc điện thoại di động.

Khoảng 75% các nữ thanh thiếu niên cho rằng họ có quyền truy cập vào bảng điều khiển trò chơi ở nhà và 83% cho rằng họ chơi trò chơi video trên nhiều thiết bị điện tử. Trong khi đó, khoảng 92% các nam thanh thiếu niên cho rằng họ có hoặc có quyền truy cập vào bảng điều khiển trò chơi ở nhà và 97% cho biết họ chơi trò chơi video trên nhiều thiết bị khác nhau.[16]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Công dân kỹ thuật số http://ijcsit.com/docs/Volume%205/vol5issue06/ijcs... http://digitalhawks.weebly.com/digital-law.html http://laurabiancoedtech.weebly.com/digital-access... http://laurabiancoedtech.weebly.com/digital-commun... http://laurabiancoedtech.weebly.com/digital-rights... http://airccse.org/journal/ijwest/papers/3112ijwes... http://news.bbc.co.uk/1/hi/technology/4225938.stm http://www.bachmai.gov.vn/en/tin-tuc-va-su-kien/y-... http://kinhtedothi.vn/so-huu-tri-tue-va-nhung-dieu... https://educators.brainpop.com/2019/10/07/digital-...